Chàm sữa (dân gian còn gọi là lác sữa) là bệnh ngoài da thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Theo thống kê thì có khoảng 20% trẻ sinh ra mắc bệnh ngoài ra này. Trẻ mắc bệnh này cần có sự chăm sóc và chữa trị kịp thời nhằm tránh gây hại cho sức khỏe và da bé, điều này đòi hỏi người mẹ cần có những kỹ năng và hiếu biết nhất định về nguyên nhân cũng như cách chữa trị bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa (lác sữa)
Chàm sữa (lác sữa) là tình trạng viêm da mãn tính ở trẻ, không lây nhiễm nhưng khó chữa và có thể tái phát nhiều lần, thông thường bệnh sẽ giảm dần và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi. Chàm sữa (lác sữa) là giai đoạn đầu của chàm thể tạng, nếu trẻ bị chàm sữa (lác sữa) lâu ngày không khỏi sẽ chuyển sang thành chàm thể tạng. Trẻ bị bệnh chàm sữa (lác sữa) có làn da nhạy cảm và cơ địa dễ bị dị ứng.
* Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm sữa (lác sữa) ở trẻ. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh thường gặp ở trẻ được sinh ra trong gia đình có cha mẹ mắc các bệnh ngoài da như bị mụn nặng, hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết, chàm thể tạng…
Bệnh liên quan tới hai yếu tố chính là cơ địa di ứng và chất gây di ứng nên bệnh có thể phát do quá trình chuyển hóa các chất diễn ra bên trong cơ thể hay bên ngoài môi trường sống.
+ Những rối loạn bên trong cơ thể như rối loạn tiêu hóa do trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, tôm, cua, … Với những trẻ bú hoàn toàn thì có thể do mẹ ăn tôm, cua, hải sản, trứng, sữa, … hay do cách mẹ cho con bú, nhiễm trùng, …
+ Nguyên nhân từ môi trường sống như mạt, ve, bọ chét, bụi trong chăn gối hay với lông chó, mèo… các chất gây kích ứng da (xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, khói thuốc…) khí hậu quá nóng hay quá lạnh cũng dễ khiến cho trẻ tái phát.
Vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn đồ dùng và đồ chơi cho trẻ em rõ nguồn gốc, an toàn về vật liệu, tránh các tác nhân gây dị ứng và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
* Dấu hiệu của bệnh
Dấu hiệu ban đầu của bệnh là khi trên da của trẻ xuất hiện những mảng hồng ban, tróc vảy, mụn nhỏ li ti, mẩn đỏ ở những vị trí đối xứng (hai bên má, hai mắt, cô chân, cổ tay, khuỷu tay, mảng da sau đầu gối…) và có thể lan ra thân mình và tứ chi, khi chạm vào da trẻ thấy thô ráp, da rất khô và bị phá hủy. Đồng thời bé có biểu hiện trằn trọc khó ngủ, hay quấy khóc, bỏ bú, bú kém, bé thường đưa hai tay lên gãi do bé ngứa, khó chụi, bé thường cọ mặt vào gối gây vỡ mụn nước và rất dễ nhiễm trùng.
Cách chữa và phòng bệnh chàm sữa ở trẻ
* Chữa bệnh chàm sữa cho trẻ
Chàm sữa là bệnh rất dễ tái phát khi thay đổi thời tiết hay ăn uống những chất dễ gây dị ứng cho cơ thể. Chính vì vậy, khi trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, lên men như: trứng, đậu phộng, tôm, cua, hải sản…
Khi bé bị chàm sữa gia đình nên hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa da liễu để xác định được nguyên nhân, tình trạng bệnh và điều trị kịp thời và đúng cách tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sỹ sẽ có phát đồ điều trị thích hợp, giúp bé nhanh khỏi. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc, đắp lá, tự ý chữa bệnh theo dân gian vì có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm. Đặc biệt, khi trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa mẹ không nên tiêm chủng đậu mùa cho bé vì có thể dẫn đến tình trạng mụn bọc, mụn mủ khi lành để lại sẹo rỗ. Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị bệnh trừ khi bé bị bội nhiễm nhưng phải thận trọng và dùng theo sự hướng dẫn của bác sỹ tránh tình trạng sốc phản vệ.
* Cách chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa
– Loại bỏ các tác nhân dễ gây kích ứng da (lông chó, lông mèo, xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc…)
– Giữ ẩm cho làn da và không cho bé tắm rửa và chơi quá lâu trong bể bơi vì chúng có thể gây mất nhiệt;
– Cắt móng tay bé thường xuyên để hạn chế bé dùng tay gãi dẫn đến tổn thương da nhiều hơn.
– Nên dùng xà bông tắm dịu nhẹ với da trẻ, không được tắm quá 10 phút và nước quá nóng dễ gây khô da, làm nặng thêm tình trạng bệnh;
– Sau khi tắm nên dùng khăn bông lai nhẹ nhàng da cho bé;
– Dùng dưỡng ẩm cho bé.
Trên đây là một ít thông tin, kinh nghiệm mà mình biết được. Hi vọng, những chia sẻ về bệnh chàm sữa, lác sưa trên đây sẽ là mang lại những kiến thức bổ ích giúp bạn phòng và điều trị, chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt.