ORENJI VIỆT NAM - TÌNH YÊU DÀNH CHO PHỤ NỮ

Cách xử trí các vết côn trùng đốt hiệu quả tại nhà

29/04/2022 265

Khi bị côn trùng tấn công, tùy vào mức độ tổn thương mà sẽ có các cách xử trí khác nhau. Nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ giúp giảm tối đa mức độ tổn thương do côn trùng gây ra.

Các triệu chứng lâm sàng

Côn trùng chia ra làm hai nhóm: độc và không độc. Nhóm côn trùng có độc chúng tiêm chất độc qua vòi của chúng gây đau đớn cho người bị đốt. Nhóm côn trùng không độc thường cắn vào da để hút máu gây ngứa.

Côn trùng cắn thường gây ra cảm giác đau hoặc châm chích, sưng hay tấy đỏ. Khi bị đốt mọi người thường có phản ứng nhẹ, ngứa không phải là một mối quan tâm quá lớn. Tuy nhiên, với những người nhạy cảm với nọc độc của côn trùng có thể sẽ gây ra phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến khó thở, phù nề, nổi ban toàn thân. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng nên cần được can thiệp một cách kịp thời và đúng cách.

Đối với côn trùng không độc thì gây ra ít triệu chứng mang đến cho người bị đốt cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Một số loài côn trùng cắn còn có thể làm lan truyền dịch bệnh như bệnh sốt rét, sốt virus, …

Cách điều trị khi bị côn trùng cắn

Hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt thường chỉ để lại phản ứng nhẹ như mẩn ngứa, sưng đỏ và sẽ tự khỏi sau vài giờ. Một số ít bị cắn nặng hơn sẽ có quầng đỏ lan rộng, nổi mề đay, bỏng rộp (khi bị kiến ba khoang cắn) cần rửa sạch, có thể chườm lạnh, đối với những nốt ngứa nhỏ như muỗi cắn có thể bôi 1 ít dầu vỏ tâm sẽ làm giảm cảm giác ngứa ngày khó chịu.

Đối với những vết đốt nặng hơn, có thể rửa vết thương bằng chất kháng khuẩn rồi băng bó tránh nhiễm trùng, có thể chườm lạnh để giảm sưng tấy hoặc có thể xoa tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên để giảm sưng tấy và giảm đau rát, ngứa nhé, sản phẩm của công ty Dạ Thảo Liên.

Côn trùng cắn đối với một số người nhạy cảm với chất độc có thể bị dị ứng toàn thân như phù môi, mắt, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi đó cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Nếu để quá 6 giờ sẽ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch.

Phòng tránh côn trùng đốt

Tránh dùng nước hoa và nên mặc quần áo sáng màu để tránh bị ong đốt. Dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, xử lý các ổ nước ứ đọng nhằm tránh muỗi, dọn dẹp giường chiếu thường xuyên để tránh các loại côn trùng khác như kiến ba khoang… Duy trì tốt vệ sinh cá nhân và gia đình. Nên sử dụng các chất xua đuổi côn trùng có sẵn ở thị trường có chứa DEET (diethyltoluamide) hay trồng những loài cây có khả năng xua đuổi côn trùng như cây húng quế, sả, cỏ xạ hương chanh, bạc hà, hương thảo,… Ngoài ra, Permethrin có thể dùng để ngâm quần áo, chăn màn sẽ có tác dụng bảo vệ bạn và gia đình trong hai tuần, qua hai lần giặt và cũng có thể dùng để bôi trực tiếp lên da, có khả năng xua đuổi côn trùng trong vài ngày.